Văn Quý Blog

I am a Writer

John Doe

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci tation ullamcorper suscipit .
Erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci tation ullamcorper.

  • 3066 Stone Lane, Wayne, Pennsylvania.
  • +610-401-6021, +610-401-6022
  • admin@mydomain.com
  • www.yourdomain.com
Me

My Professional Skills

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

Web Design 90%
Web Development 70%
App Development 95%
Wordpress 60%

Awesome features

Aliquam commodo arcu vel ante volutpat tempus. Praesent pulvinar velit at posuere mollis. Quisque libero sapien.

Animated elements

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed tempus cursus lectus vel pellentesque. Etiam tincidunt.

Responsive Design

Pellentesque ultricies ligula a libero porta, ut venenatis orci molestie. Vivamus vitae aliquet tellus, sed mollis libero.

Modern design

Duis ut ultricies nisi. Nulla risus odio, dictum vitae purus malesuada, cursus convallis justo. Sed a mi massa dolor.

Retina ready

Vivamus quis tempor purus, a eleifend purus. Ut sodales vel tellus vel vulputate. Fusce rhoncus semper magna.

Fast support

Suspendisse convallis sem eu ligula porta gravida. Suspendisse potenti. Lorem ipsum dolor sit amet, duis omis unde elit.

0
completed project
0
design award
0
facebook like
0
current projects
  • Cách tính Spam Score của Moz với 17 Spam Flags

    Spam Score là công cụ đánh giá mức độ spam của website đã được Moz đưa ra vào tháng 03/2015. Bài viết này ChuBangAiTi sẽ chia sẻ với bạn những điều cơ bản cần biết về Spam Score này của Moz cũng như cách tính Spam Score của Moz với 17 Spam Flags .
    Và như bạn biết Spam Score thang điểm của nó là từ 0 đến 17. Bạn có thể biết Spam Score của website mình bằng cách sử dụng Open Site Explorer của SEOMoz. Ngay lập tức bạn sẽ nhận được các số liệu về website mình như PA, DA, Page Link metrics … Và muốn biết Spam Score của website mình bạn chỉ cần xem Spam Score ở ngay dưới Authority.
    2/17 chính là số lượng cờ mà website nhận được trong tổng số 17 cờ của Moz.
    Còn đây là bảng cho thấy mối quan hệ giữa số lượng cờ và tỷ lệ phần trăm mà website bị Google phạt hoặc cấm
    thang điểm Spam score của moz
    Bảng mối quan hệ giữa số lượng và tỷ lệ phần trăm

    Spam Score sẽ có 3 cấp độ nguy hiểm:
    • Thấp: Sẽ có màu xanh lá cây (<10%)
    • Vừa: Sẽ có màu vàng (10-50%)
    • Cao: Sẽ có màu đỏ (>50%)
    Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của nó bạn có thể tham khảo hình sau và tương ứng với mỗi màu sẽ là một cấp độ nguy hiểm:


    Chú ý về màu nhé, tránh màu vàng và đỏ ra là ok ^^
    Và nếu muốn xem chi tiết về điểm spam này bạn co thể click vào Tab “Spam Analytic” ngay bên dưới tab “Compare Link Metrics”.  Tuy nhiên chức năng này chỉ được sử dụng khi bạn sử dụng acount Pro của Moz, còn acount thường thì không xem được.


    Spam Analytics cần tài khoản Pro mới phân tích được nhé mọi người
    List dưới đây là spam flags của SEOmoz, là cơ sở để tính điểm Spam Score mà đã được Moz đưa ra vào tháng 03/2015.
    Và danh sách 17 tín hiệu được lấy từ một nghiên cứu do tiến sĩ Matt Peters đứng đầu, đó là kết quả của 1 năm nghiên cứu kiểm tra nhiều yếu tố tiềm năng giúp dự đoán một website có thể bị cấm hoặc bị phạt bởi công cụ tìm kiếm Google.

    Cách tính Spam Score của Moz với 17 Spam Flags

    • Low MozTrust or MozRank Score: hồ sơ liên kết của website là không đáng tin cậy.
    • Large Site with Few Links: rất ít website liên kết đến trang web của bạn, hãy xem xét lại.
    • Site Link Diversity is Low: nguồn link đến trang web của bạn không được đa dạng
    • Ratio of Followed to Nofollowed Subdomains: tỷ lệ Followed và Nofollowed đến Subdomain nằm ngoài khoảng cho phép của SEOmoz.
    • Ratio of Followed to Nofollowed Domains:  tỷ lệ Followed và Nofollowed đến Domain nằm ngoài khoảng cho phép của SEOmoz.
    • Small Proportion of Branded links: liên kết đến trang web của bạn có tỷ lệ anchor text về thương hiệu thấp
    • Thin Content: các trang con trong website bạn có ít content. Nếu một website có tỷ lệ nội dung chuyển hướng thấp thì nó cũng có thể bị coi là Spam
    • Site Mark-up is Abnormally Small: Các site ko spam thường đầu tư vào việc tăng trải nghiệm người dùng với CSS, JS và các đánh dấu dữ liệu khác. Từ đó, nếu site đó có tỉ lệ nội dung text quá lơn so với thành phần làm đẹp HTML/CSS/JS thì có thể coi đó là dấu hiệu spam
    • Large Number of External Links: tỷ lệ anchor text cao so với văn cảnh. Một website có lượng lớn các liên kết ngoài có thể bị coi là spam.
    • Low Number of Internal Links: tỷ lệ liên kết nội thấp, các trang web nặng nề về liên kết tới chính nó và liên kết nội thiếu tính liên quan cũng có thể bị coi là spam
    • Anchor Text Heavy Page: tỷ lệ anchor text cao so với content. Các trang web có quá nhiều anchor text có khả năng bị coi là spam
    • External Links in Navigation: có số lượng lớn các liên kết ngoài trong sidebar và footer, hoặc đặt link out ẩn ở sidebar hoặc footer có thể bị coi là spam.
    • No Contact Info: không trang nào trên website bạn chứa địa chỉ email hoặc link đến một profile social. Nên hiển thị nổi bật social và các thông tin liên lạc khác.
    • Low Number of Pages Found: nếu máy chủ chỉ một vài trang có phản hồi từ ủ và được thu thập thông tin, như vậy khả năng trở thành spam nhiều hơn những website có nhiều trang hoạt động tốt.
    • TLD Correlated with Spam Domains: đuôi website của bạn thuộc tên miền cấp cao, và loại tên miền này thường thấy là nguồn gốc của các liên kết spam.
    • Domain Name Length: tổng ký tự tên website của bạn lớn hơn trung bình, một subdomain dài chẳng hạn như “buycheapviagra.totallyfreeshipping.onlinepharmacy.com có thể chỉ nhằm mục đích nhồi nhét từ khóa.
    • Domain Name Contains Numerals: tên miền mà chứa số thường được tạo ra tự động và nó có thể bị coi là spam.
    Rất có thể đây chính là những lý do khiến DA bị giảm mạnh trong đợt cập nhật vừa rồi nhưng cũng có thể không và do nhiều yếu tốt khác. Cùng tìm hiểu xem, mọi thảo luận bạn có thể comment tại đây,
  • Kế hoạch SEO website mới theo từng giai đoạn

    Trong bài viết này  ChuBangAiTi sẽ chia sẻ về những việc cần làm khi SEO một website mới cũng như kế hoạch SEO website mới theo từng giai đoạn.

    Một số điều bạn cần lưu ý khi nhận SEO một website mới:

    • Công ty bạn kinh doanh gì?
    • Kiểm tra domain
    • Người dùng tìm kiếm cái gì
    • Lên kế hoạch SEO cho website
    Công ty bạn kinh doanh gì?
    Trước tiên cầm tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty. Và bạn cần chút thời gian tìm hiểu về các sản phẩm cũng như các đối thủ cạnh tranh hiện đang đứng ở những page đầu của kết quả tìm kiếm. Việc làm này nhằm mục đích giúp bạn đi đúng hướng và xem xét thế mạnh của công ty để đưa đến cho người dùng dịch vụ hay sản phẩm tốt nhất. Và bạn có thể bổ sung chúng vào phần content để người dùng tiếp cận nhanh hơn với công ty bạn. Và việc phân tích đối thủ cũng giúp bạn đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO hợp lý hơn.
    Kiểm tra domain
    Trước khi làm bạn nên xem qua thông tin về domain để chắc rằng domain không có tiền án tiền sự gì để tránh việc SEO mãi không lên và domain đã dính án phạt trước đó thì cần có kế hoạch gỡ án nếu vẫn giữ domain. Domain mua mới hoàn toàn chưa ai dùng thì bạn có thể yên tâm ^^.
    Năm 2014 Matt Cutts đã có bài viết chia sẻ về việc làm sao để tránh mua phải domain xấu. Bài viết hơi dài và lan man, đại loại bạn chỉ cần thực hiện việc:
    • Tìm kiếm domain trên công cụ tìm kiếm: Nhằm kiểm tra xem domain có tai tiếng gì không, trước đó đã có thông tin gì về domain này hoặc họ nói gì về domain đó.
    • Sử dụng Internet Archive: đây là website lưu giữ lịch sử hoạt động của website, bạn có thể nhập website của bạn vào và nếu có thông tin bạn sẽ nhận được snapshot về hoạt động trước đây của website đó.
    Nếu thấy bất kì khả nghi nào bạn cần kiểm tra kỹ để có kế hoạch phát triển domain hợp lý.
    Người dùng tìm kiếm gì
    Đây là bước đệm để bạn lên kế hoạch từ khóa cho website đó. Bạn có thể tham khảo bài viết Lên kế hoạch từ khóa cho website bất kỳ để tham khảo một số công cụ cũng như cách phân tích từ khóa, phân tích nhu cầu tìm kiếm của người dùng như thế nào. Từ đó lên kế hoạch từ khóa cụ thể cho website để tránh việc trùng lặp nội dung và giúp bạn quản lý content tốt hơn.
    Đây cũng chính là những bước chuẩn bị ban đầu trước khi tiến hành kế hoạch SEO cho website. Mình thường chia kế hoạch làm 3 giai đoạn


    Kế hoạch SEO cho website mới 

    Kế hoạch SEO website mới

    Giai đoạn 1 : Onpage và kiếm traffic (1 tháng đầu)
    Onpage:
    Giai đoạn này bạn sẽ hoàn thiện việc lên kế hoạch từ khóa + Onpage + kiếm traffic cho website.
    Tùy vào lĩnh vực của công ty và nhu cầu tìm kiếm của người dùng mà bạn sẽ lên kế hoạch từ khóa phù hợp. Và bạn cần phân chia từ khóa cho hợp lý, ví dụ mảng từ khóa khó ngắn, mảng từ khóa dài, mảng từ khóa thương hiệu, mảng từ khóa local…
    Sau khi lên kế hoạch từ khóa xong, thường sẽ được chuyển cho đội biên tập và đội biên tập sẽ thực hiện việc viết bài dựa vào bảng kế hoạch từ khóa mà bạn đã chuẩn bị. Nếu công ty nhỏ không đủ nhân lực bạn có thể sử dụng cách nhờ Cộng tác viên (có thể thuê – Chi phí không cao) giúp đỡ chứ một mình thì sẽ khó.
    Trong 10 ngày đầu đợi đội content lên nội dung, bạn có thể tranh thủ Onpage các page, category… và chuẩn bị nguồn tài nguyên để sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
    Sau 10 ngày content website ổn bắt đầu onpage cho các bài viết. Việc này rất quan trọng bạn cần sửa cẩn thận: Title, description, tag, ảnh, các thẻ H trong bài và chèn link nội hợp lý. Tất cả cũng chỉ để bài viết của bạn nổi bật trên kết quả tìm kiếm, nội dung mang lại giá trị cho người dùng và chèn link nội điều hướng để người dùng click chuyển trang khi họ thấy nội dung họ cần.
    Kiếm traffic:
    Trong thời gian còn lại của giai đoạn 1 kết hợp với quá trình onpage website bạn kết hợp với các social khác nhằm kiếm lượng traffic tự nhiên và tăng độ phổ biến của website. Như trong bài nguồn backlink chất lượng mình đã chia sẻ những Social phổ biến thường dùng bạn có thể tham khảo ở cuối bài viết đó. Và lưu ý việc chia sẻ lên social cần làm đều và chia nhỏ chứ không chia sẻ cùng lúc (Ví dụ một ngày chia sẻ 5 bài sẽ tốt hơn việc bạn chia sẻ 50 bài một ngày). Việc này vừa giúp duy trì lượng traffic đều đặn và tránh việc bị coi là spam :P.
    Kết thúc giai đoạn 1 như vậy bạn đã có lượng content ổn đã được tối ưu và lượng traffic tự nhiên đều đặn nhất định. Mình để 1 tháng, tùy lượng việc cần làm và nhân lực, nếu ổn bạn có thể thay đổi thời gian cho phù hợp. Chuyển qua giai đoạn 2.
    Giai đoạn 2: Xây dựng thương hiệu (tháng tiếp theo)
    Thương hiệu là phần quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở phần lên kế hoạch từ khóa đã có một mảng từ khóa đó là từ khóa thương hiệu. Thường những từ khóa thương hiệu sẽ được đưa về trang chủ. Hãy tưởng tượng website của bạn là một cái cây và Home page của bạn chính là cái gốc, các từ khóa chính là nhánh lớn của cây,… cứ như thế cho tới ngọn. Và việc xây dựng thương hiệu cũng giúp bạn xây dựng cái gốc cây vậy. Toàn bộ tài nguyên của bạn nên đầu tư nhiều cho Home page. Và một cái cây muốn tồn tại và bền vững trước bão táp thì cần có cái gốc vững chắc và ăn sâu vào lòng đất :D. Vì vậy nếu kế hoạch của bạn là SEO cho danh mục thì cũng đừng nên tập trung vào đó ngay mà cần xây dựng cái gốc trước.
    Tùy vào mục đích cũng như thời gian SEO website của công ty mà bạn cân đối cho hợp lý. Và lưu ý vẫn sẽ lên content đều, nếu tháng đầu lên content chính thì tháng này bạn cần đội biên tập hoặc cộng tác viên viết content thu hút traffic cho website. (các câu chuyện liên quan, các bài đánh giá so sánh…) Có thể 2 ngày 1 bài hoặc ít hơn nhiều hơn tùy nhé.
    Ở bản kế hoạch này mình sẽ dành một tháng để SEO từ khóa thương hiệu và tất cả những từ liên quan đến trang chủ. Tự linh động nhé, ví dụ nếu từ khóa chính cần SEO lại SEO về trang chủ thì bạn có thể kết hợp SEO thương hiệu để đa dạng và tăng sức mạnh của domain
    Và trong thời gian này nếu đủ nhân lực và nguồn lực bạn có thể kết hợp SEO các từ khóa trong bảng kế hoạch và nhớ là chia nhỏ cái nào dễ làm trước. Có thể kết hợp SEO từ khóa thương hiệu + từ khóa dài để hiệu quả nhanh hơn.
    Kết thúc giai đoạn 2 nếu làm tốt thì kết quả sẽ là thu được nguồn traffic ban đầu từ SEO có cái để báo cáo rồi nhé :P. Thêm nữa là đã xây dựng cái gốc tạm ổn và đứng top với key thương hiệu tiếp tục tuyển qua giai đoạn tiếp theo thôi.
    Giai đoạn 3: Tập trung vào từ khóa chính
    Các giai đoạn trước thực chất cũng chỉ là bước chuẩn bị để vào giai đoạn này. Đến đây thì nguồn tài nguyên cũng đã ổn định và việc cần làm chỉ là SEO các từ khóa chính cần thiết (tùy theo mức độ ưu tiên, ví dụ giai đoạn này cần SEO những key nào trước thì bạn tập trung vào đó). Và tùy thuộc vào nguồn nhân lực mà chia lượng từ khóa SEO cho hợp lý để có hiệu quả và tránh SEO quá nhiều từ dẫn đến không tập trung và hiệu quả không cao.
    Mặc dù là tập trung vào từ khóa chính nhưng cũng đừng quên việc bổ sung link cho cái gốc ở giai đoạn trước nữa. Và kết hợp SEO từ khóa dài
    Và ở giai đoạn này tùy vào lĩnh vực bạn đang kinh doanh có thể lên kế hoạch khoảng từ 2 đến 4 tháng. Có thể lĩnh vực dễ thì từ khóa lên nhanh hơn, còn lĩnh vực khó thì cần thời gian để từ khóa nhúc nhích và leo lên page 1 kết quả tìm kiếm.
    Nếu bạn cần thêm nguồn backlink cho kế hoạch SEO của mình bạn có thể tham khảo bài viết Nguồn backlink chất lượng. Và trên các diễn đàn rất nhiều người chia sẻ 4rum, mỗi ngày bạn có thể đăng ký thêm 5 đến 10 4rum mới bổ sung cho nguồn backlink của mình.
    Và đừng quên chăm sóc backlink tầng dưới nữa nhé..
    Vậy thôi ai đang cầm một website mới thì tham khảo và bắt tay vào thực hiện đi nào ^^. Ai chưa biết nên SEO thế nào hay SEO từ đâu thì tham khảo nhé. Còn ai không cần thì lướt qua giúp nhé ^^. Ai có thắc mắc hoặc góp ý gì thì để lại comment phía dưới cùng thảo luận tiếp và giúp bài viết hoàn thiện hơn nhé ^^. Và hiện tại cũng có nhiều cách làm và nhiều bài chia sẻ, bạn nên tham khảo các bài viết đó và tự lựa cho mình cách làm phù hợp nhất với từng dự án và từng lĩnh vực nhé.
    Và lưu ý thêm là thời gian cũng như công việc sẽ khác nhau với từng lĩnh vực cũng như từng đội SEO (tùy thuộc nhiều vào nguồn lực và nhân lực nữa). Nên hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian cũng như đẩy mạnh công việc để dự án hoàn thành sớm nhé. Chúc bạn từ khóa không lên nhé :v
  • Hướng dẫn vào mạng internet nhanh hơn khi cáp quang bị đứt

    Chào các bạn, để truy cập internet nhanh hơn khi cáp quang bị đứt là một thủ thuật nhỏ mà mình vừa khám phá ra hôm nay, xin được chia sẻ cùng các bạn, cách này chỉ áp dụng trong thời gian cáp AAG bị sự cố thôi nhé, sau ngày 21-8 cáp sửa xong thì các bạn cứ chỉnh DNS về 8.8.8.8 và 8.8.4.4 để vào mạng ổn định nhé


    Cách vào mạng nhanh hơn khi cáp quang bị đứt
    OK, bắt đầu thôi nếu bạn nào tinh ý đọc phần đầu đều đoán ngay được, là mình sẽ dùng thủ thuật chỉnh DNS của card mạng để có tốc độ truy cập nhanh hơn, ổn định hơn. Nhưng chỉnh thế nào thì bạn cứ làm theo mình là được
    Đầu tiên các bạn bấm chuột phải lên biểu tượng mạng ở góc bên phải thanh task bar -> Chọn Open Network And Sharing Center
    Vào internet nhanh hơn - Bước 1
    Vào internet nhanh hơn – Bước 1
    Tiếp theo chọn Local Area Connection
    Vào internet nhanh hơn - Bước 2
    Vào internet nhanh hơn – Bước 2
    Ở cửa số mới mở ra, bạn chọn tiếp vào nút Properties
    vao_internet_nhanh_hon_khi_dut_cap_quang_buoc_3
    Vào internet nhanh hơn – Bước 3
    Kéo xuống chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IP V4) rồi bấm vào Properties
    Vào internet nhanh hơn - Bước 4
    Vào internet nhanh hơn – Bước 4
    Chọn ô Use the following DNS server addresses, rồi lần lượt nhập 2 DNS sau vào các ô bên dưới (Có thể xem hình minh họa để làm cho chính xác nhé)
    Vào internet nhanh hơn - Bước 5
    Vào internet nhanh hơn – Bước 5
    203.119.8.106
    203.119.36.106
    Sau khi nhập xong thì bấm OK -> Close -> Close để đóng các cửa sổ đang mở, vào lại mạng xem tốc độ cải thiện thấy rõ nhé.
    Chúc các bạn thành công, DNS này thuộc về TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM – VNNIC (Tham khảo tại đây), nên các bạn yên tâm mà sử dụng nhé. Một cái dành cho khu vực miền bắc và miền trung, một cái dành cho khu vực miền nam, bạn khai báo cả 2 luôn cho chắc chắn. Hình ảnh minh họa chụp bằng máy tính cài win 10, với máy tính win 7 các bước cũng tương tự nhé
  • Bài học Marketing Online cơ bản cho người mới bắt đầu

    Đối với các nhà kinh doanh đã có nhiều kinh nghiệm thì Internet Marketing mang lại rất nhiều lợi ích nó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo sản phẩm nhưng hiệu quả lợi nhuận thu lại không hề nhỏ.


     
    Sống trong KỶ NGUYÊN INTERNET thì việc kinh doanh trên Internet là điều không còn xa lạ gì với các nhà kinh doanh online. Với lợi thế chi phí thấp, hiệu quả lâu dài, vốn đầu tư thấp,..kinh doanh trên Internet đang mở ra cơ hội bất cứ ai.
     
    Đối với các nhà kinh doanh đã có nhiều kinh nghiệm thì  Internet Marketing mang lại rất nhiều lợi ích nó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo sản phẩm nhưng hiệu quả lợi nhuận thu lại không hề nhỏ.
     
     
    ==> Bạn là một người mới? Bạn muốn kinh doanh online? Và bạn không biết bắt đầu từ đâu? Làm cách nào để thực hiện một chiến lược online marketing đối với sản phẩm của mình?
     
    Không chỉ người mới bắt đầu mà có rất nhiều người đã kinh doanh lâu năm vẫn chưa tìm được cho mình con đường hiệu quả tăng doanh thu online cho doanh nghiệp của mình.
     
    Người mới bắt đầu bạn cần chuẩn bị những gì?
     
    Tất nhiên là phải có Internet và máy tính (Laptop đang là máy tính phổ biến được dùng).
     
    Việc bạn cần phải làm:
     
    1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường ngách
     
    Tại sao phải nghiên cứu: bạn cần xem thị trường đang có vấn đề gì, họ là ai, đang ở đâu, họ thích gì ở sản phẩm mà bạn sẽ cung cấp.
     
    Thị trường ngách: Nếu Bạn là người đi sau trên nhãn hàng của bạn tôi chắc rằng đối thủ trước đó của bạn đã có một chỗ đứng vững chắc trên Online rồi vì vậy bạn cần phải sử dụng thị trường ngách để vượt mặt đối thủ: bạn có thể theo dõi thông tin trên các diễn đàn, các mạng xã hội, bài viết trên báo điện tử.
     
    2. Phải xây dựng và cập nhập website thường xuyên.
     
    Xây dựng website phải có tên miền hoặc tự xây dựng website kinh doanh riêng cho mình bằng những công cụ miễn phí như Blogger.com, Wordpress.com..
     
    Cập nhập website thường xuyên: Xây dựng nội dung và Viết bài bán hàng về sản phẩm của bạn cung cấp, hãy tập trung vào lợi ích mà khách hàng nhận được từ sản phẩm của bạn. Nội dung hữu ích và các cách giúp nội dung chia sẻ rộng rãi từ người làm Marketing Online sẽ khiến website của bạn tăng lưu lượng truy cập.
     
    3. Luôn giữ liên lạc với khách hàng
     
    Bạn cần xây dựng danh sách khách hàng quan tâm đến sản phẩm / dịch vụ. Bạn có thể quản lý bằng Email List, Facebook Group và gửi đến cho họ những thông tin có giá trị về sản phẩm của bạn hàng tháng.
     
    Bạn cần thực hiện gì cho chiến lược Marketing Online doanh nghiệp tiếp cận nhanh đến khách hàng:
    • Quảng cáo website qua dịch vụ quảng cáo có thu phí của google thông qua Google Adwords.Đây là phương án giúp cho việc kinh doanh online của bạn đạt hiệu quả nhanh nhất nhưng bạn phải tốn 1 khoảng chi phí để thực hiện nó.
    •  Quảng cáo trên báo chí : Bạn có thể bỏ ra 1 số tiền để họ viết bài và đăng quảng cáo sản phẩm của mình trên mặt báo của họ
    • Sử dụng các hình thức quảng cáo miễn phí: Tham gia mạng xã hội, diễn đàn liên quan đến sản phẩm của bạn
    • Trao đổi liên kết website với các website nổi tiếng khác.
    • Marketing truyền miệng: Hãy gặp gỡ và giới thiệu sản phẩm của mình cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp...và nhờ họ giới thiệu sản phẩm của mình cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp của họ.
    Và bạn có muốn tìm cho mình:
    • Các công cụ tối ưu nhằm tìm kiếm và lôi kéo khách hàng tiềm năng
    • Có 1 dự án kinh doanh online cần phải có những kiến thức quan trọng
    • 10 yếu tố giúp bạn có được website bán hàng xuất sắc
    • 9 bước tạo ra hệ thống Marketing hoàn toàn TỰ ĐỘNG với chi phí "0" Đ
    • Chiến lược marketing online hiệu quả với chi phí thấp
    Kết Luận: Cách nhanh nhất để kinh doanh Online thành công là:  HỌC VÀ LÀM THEO NHỮNG MÔ HÌNH ĐÃ THÀNH CÔNG !
  • 5 bước để bạn có thể trở thành chuyên gia SEO

    SEO là gì - SEO là một quá trình tối ưu để website trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm, từ đó có thứ hạng cao hơn, gia tăng lượng truy cập.

    SEO là gì theo định nghĩa của ChuBangAiTi

    SEO là tên viết tắt của: Search Engine Optimization là tập hợp những phương pháp tối ưu hóa để website trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Search Engine) từ đó nâng cao thứ hạng website khi người dùng tìm kiếm với các từ khóa liên quan.

    SEO là gì theo định nghĩa của Wiki

    Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO - Search Engine Optimization) là một quá trình tối ưu nội dung văn bản và cấu trúc website để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet. Có thể hiểu đơn giản SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu) trong các trang kết quả của các Search Engine.

    Xem thêm định nghĩa SEO là gì của Google.

    SEO la gi, dua website len trang 1 Google
    Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing, viết tắt là SEM) = SEO + PPC.  Trong đó, PPC (Pay Per Click, với Google là dịch vụ Quảng cáo Google Adwords) là hình thức quảng cáo trả tiền để được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Bạn chỉ phải trả tiền khi ai đó click vào quảng cáo.
    Nếu bạn muốn làm quảng cáo PPC – Adwords thì rất dễ, bất kể ai có thẻ tín dụng Quốc tế như VISA, MASTER CARD là có thể đăng ký và chạy quảng cáo.
    Làm SEO thì khó hơn nhiều, bạn có thể bỏ ra vài triệu đồng để đi học SEO hoặc có thể thuê các công ty dịch vụ thực hiện cho bạn nhanh hơn.
    SEM được coi là một công cụ trong tiếp thị và quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trên Internet. SEO thường làm dài hạn, còn Adwords ngắn hạn: khuyến mãi,... Làm tốt sẽ giúp website có thể đạt hơn 70% lượng traffic đến từ Google , tăng uy tín và thương hiệu của bạn trên Internet.
    Thực hiện SEO là một công việc rất độc lập. Nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất, nó cần được sử dụng kết hợp với các công cụ khác như: Social Media, Email Marketing, ..
    Tại Việt Nam, SEO đang ngày càng phổ biến, được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực sáng tạo độc đáo! Ước tính có hơn 20.000 người đang hành nghề SEO và con số này vẫn tiếp tục tăng lên.

    Vai trò của SEO với Doanh Nghiệp kinh doanh trên Internet 

    Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.
    Mọi người đang tìm kiếm hàng ngày và hẫu hết chỉ nhìn vào trang kết quả đầu tiên. Vì thế nếu như một khách hàng đang đi tìm sản phẩm của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang web của bạn.

    Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào?

    Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự các trang web trong kết quả tìm kiếm và những thuật toán của nó luôn là một bí mật lớn. Những yếu tố này có thể được sắp xếp thành 2 nhóm: những yếu tố bên trong website (nội dung, cấu trúc) và những yếu tố bên ngoài website (blacklink, traffic).
    Hiểu rõ khái niệm SEO là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về lĩnh vực đầy tính nghệ thuật này.
    Chúc bạn thành công với nghề SEO.
  • SEO là gì và tại sao làm website lại cần phải làm SEO

    Khi tìm kiếm trên Google cụm từ: SEO là gì? Tôi nhận được 4.193.139 kết quả trả về để trả lời cho câu hỏi này, ngoài đời thực tôi cũng nhận được khá nhiều các bạn:
    • Hỏi SEO là gì?
    • Anh làm SEO thì anh làm cái gì?
    • Tại sao website của em lại phải làm SEO?
    • Khoá học SEO ở đâu tốt?
    Đại loại những câu hỏi như vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem thực chất SEO la gi ? 
    - SEO làm gì? 
    - SEO hoạt động như thế nào?
    SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan.
    seo là gì?

    Vậy cụ thể thì seo là gì?

    SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website.
    Thông qua SEO, các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí cao trong SERP (Search engine result page – trang kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối thủ.
    SEO là một công việc riêng, một việc rất độc lập nhưng đôi khi là một trong những chiến dịch quảng cáo của các quản trị. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được nhiều thành công, kiếm được nhiều nguồn khách hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm.
    Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng.

    SEO là gì và SEO làm những gì?

    Hiện nay, việc làm SEO ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến, nó được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo độc đáo !
    Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.
    Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như một khách hàng đang tìm kiếm trang web của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn.
    Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào?
    Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.
    Làm sao để trang web được các công cụ tìm kiếm để mắt tới?
    Google công khai các hướng dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động bò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào trong bản đồ.
    Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật. Về cơ bản, nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng. Một số trang web có thể cố gắng để “lừa” Google, hoặc bằng cách tải các trang web với quá nhiều các từ khóa không liên quan, hoặc thông qua các trang trung gian có các đường link mà không mang nội dung nào cả.
    Có phải trả tiền để được xếp hạng cao ở các trang tìm kiếm?
    Bạn có thể trả tiền cho các trang web tài trợ (sponsor link), nhưng đó là cách khá đắt đỏ để có được khách hàng, đặc biệt nếu như bạn có rất nhiều khách hàng ghé thăm. SEO tập trung vào việc tác động đến danh sách kết quả tìm kiếm có hệ thống.
    Bạn có thể trả tiền cho một chuyên gia SEO để khuyên mình làm thế nào để tăng thứ hạng của mình, nhưng bạn không thể trực tiếp trả tiền cho Google để được xuất hiện ở thứ hạng cao.
    Một phần quan trọng của SEO là xác định từ khóa và lặp lại chúng trong các đề mục, các đoạn mở đầu và trong địa chỉ trang web. Các đường link đến với những bài khác từ trang chủ cũng có tác dụng. Bởi vì trang chủ thường được các công cụ tìm kiếm biết đến nhiều hơn.

    Video hướng dẫn seo là gì ?

    Chúc các bạn tự học SEO hiệu quả !
    Học được SEO là bạn đã học được một phần rất quan trọng trong Bán hàng trực tuyến rồi đó, để thuận tiện trong quá trình học thì bạn nên sử dụng công cụ phân tích và lập kế hoạch từ khoá Google Keyword Planner
  • GET A FREE QUOTE NOW

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

    Tìm kiếm Blog này

    Lưu trữ Blog

    Được tạo bởi Blogger.
    ADDRESS

    Cát Tiên - Lâm Đồng

    EMAIL

    contact-support@mail.com
    vanquymmo@mail.com

    TELEPHONE

    +84969519760
    +501 478 9800

    MOBILE

    0969519760,
    017 775362 13