18 kiến thức cơ bản về SEO mà mọi SEOER phải biết
Khi ai đó bắt đầu với SEO, hãy nhớ rằng SEO không cần phải có kiến thức chuyên sâu. Đơn giản bạn chỉ cần thực hành và nó sẽ tạo ra thói quen về những điều cơ bản, và từ đó bạn có thể tự vận động bằng cách tham gia thảo luận cập nhật tin tức trên các diễn đàn seo, tự thực hành. Hoặc bạn có thể tìm cho mình một người đi trước và liên hệ, bằng cách nào đó để họ sẵn sàng chia sẻ cho bạn những kiến thức, kinh nghiệm giúp bạn trưởng thành và hoàn thiện mình hơn. Có thể bạn đã biết SEO là gì, các công cụ SEOer cần biết và 18 điều cơ bản về SEO dưới đây sẽ là hành trang giúp bạn bắt đầu nếu bạn lựa chọn SEO.
Là một SEOER bạn cần có những kiến thức cơ bản về SEO nào?
18 kiến thức cơ bản về SEO mà mỗi SEOER phải có
SEO – Onpage
Đây là một hình vuông cơ bản cho mỗi SEOER. Những điều cơ bản đó là
- Nội dung của website
- Thẻ tiêu đều
- Url
- Các thẻ H
SEO – Onpage đã trở thành kiến thức phổ biến với nhiều người kể cả những người không làm SEO. Vì vậy cần thực sự hiểu kỹ lưỡng phần này, và làm thế nào để áp dụng những thay đổi tốt nhất cho nội dung, tiêu đề và meta.
Hồ sơ liên kết
Sau yếu tố SEO – Onpage, hồ sơ liên kết của một website ảnh hưởng lớn đến thứ hạng website trong kết quả tìm kiếm.
Là một SEOER, bạn nên hiểu ảnh hưởng của hồ sơ liên kết, những định nghĩa về thế nào là một liên kết chất lượng và thế nào là một liên kết spam và bạn có thể tham khảo bài viết nguồn backlink chất lượng để bổ sung vào hồ sơ liên kết của website bất cứ khi nào.
Nghiên cứu từ khóa
Việc nghiên cứu từ khóa là việc rất quan trọng. Bạn có thể không cần bất kỳ công cụ chuyên dụng nào để nghiên cứu từ khóa (sử dụng gợi ý của Google hoặc bằng bất kỳ cách nào), về cơ bản bạn biết cách để chọn từ khóa cho website. Những từ khóa nào tốt nhất cho một website? Và những từ khóa nào sẽ mang lại traffic mục tiêu tốt nhất?
Bài thực hành về liên kết
Liên kết từ một website từ lâu đã là một trong những chiến thuật quan trọng của SEO.
Liên kết đã thay đổi rất nhiều. Và liên kết vẫn quan trọng, nhưng nó cũng sẽ là một cuộc diễn tập nguy hiểm của những hình phạt. Hãy chắc rằng bạn hiểu được những sắc thái của liên kết – cả bên trong lẫn bên ngoài/ inbound và outbound.
Local SEO
Local SEO là gì ? Nó định nghĩa cách mà một doanh nghiệp có được có được traffic từ khách hàng tìm kiếm theo địa phương (như đào tạo SEO tại Hà Nội). Local SEO là một lĩnh vực rộng lớn. Một vài điều cơ bản bạn cần biết về Local SEO như sau:
- NAP – Mỗi doanh nghiệp có một tên, địa chỉ và số điện thoại.
- Những điều này là một trần trích dẫn thông tin của doanh nghiệp khi doanh nghiệp được đề cập trên web.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp phải có hồ sơ trên web. Các Profile như Yelp, Foursquare và Google Local là rất quan trọng với một doanh nghiệp muốn có traffic địa phương.
Đánh giá là một yếu tố quan trọng của tìm kiếm địa phương. Đánh giá tiêu cực có thể gây hại cho việc hiển thị doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm địa phương.
PPC
PPC ( pay per click – tính tiền theo click chuột) – dịch vụ quảng cáo có thu phí trên từng lần nhấp chuột đại diện là google Adwords. Nó có thể là một phần của SEO, nếu bạn không biết làm thế nào để đăng nhập vào Adword và tùy chỉnh các chiến dịch, điều này hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần hiểu rằng có những thứ tìm kiếm trả tiền và đây là cách mà quảng cáo hiển thị trong kết quả tìm kiếm (phía trên, bên phải và phía dưới)
Và đây là cách mà Google thu được rất nhiều lợi nhuận.
Mobile SEO
Thế giới công nghệ đang phát triển và thế giới SEO đang hướng tới tương lai điện thoại di động. Từ các thiết bị cầm tay, chúng ta cần phải hiểu làm thế nào để áp dụng các nguyên tắc tối ưu hóa tìm kiếm cho điện thoại di động. Google coi Website có Mobile-Friendly là 1 yếu tố xếp hạng và đừng để vì thiếu phiên bản mobile của website mà để mất traffic vào tay đối thủ.
Tối ưu hóa chuyển đổi
Tối ưu hóa chuyển đổi hoặc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là giúp người dùng chuyển đổi thành khách hàng – họ có thể truy cập vào website và sẽ có một cuộc gọi hoặc mua một sản phẩm.
Tối ưu hóa chuyển đổi là phần song song với SEO. SEO sẽ phải cố gắng có traffic vào site, CRO sẽ được tạo ra dựa vào traffic đó.
Marketing
Có thể bạn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là một nhà tiếp thị. Nếu bạn là một SEOer, đó chính xác là những gì bạn đang có, bạn đang ở trong marketing.
Marketing được định nghĩa là “hành động, kinh doanh quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ”
Khi bạn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tức là bạn đang quảng bá sản phẩm và dịch vụ – đặc biệt là một website.
Mã trạng thái HTTP
Mã trạng thái HTTP được phản hồi lại mỗi khi Search Engine hoặc người dùng đưa ra yêu cầu gì cho web server. Mã trạng thái HTTP là loại mã bao gồm 3 chữ số được server phản hồi lại để biểu thị tình trạng của một web. Bạn cần biết các mã này để khi website bạn gặp sự cố gặp một trong những lỗi này để có thể có cách xử lý nhanh nhất.
Một vài mã phản hồi như sau:
- 200: chuyển giao thông tin thành công
- 301: người dùng được chuyển đến một trang mới
- 302: trang và spider sẽ được chuyển hướng đển một trang mới
- 404: Trang không tìm thấy
- 500: Không có trang này
- 504: Tragn web hiện tại không có sẵn
Phát triển web
Làm thế nào để có được những thứ trên website? Nó cần có nền tảng để phát triển. Một số SEOER trước khi làm SEO họ là những người phát triển website. Điều đó là không nhất thiết với 1 SEOER, nhưng biết về phát triển website sẽ giúp bạn hiểu và tư vấn cho các nhà phát triển web làm thế nào để tối ưu hóa website chuẩn SEO nhất.
Các thuật toán
Các thuật toán quyết định kết quả trả về trong kết quả tìm kiếm của Google. Là một SEOER, bạn nên lưu ý với thực tế là các thuật toán có trách nhiệm xác định kết quả tìm kiếm. Không ai ngoại trừ nhân viên của Google biết toàn bộ thuật toán, nhưng SEOER có thể võ đoán về các thuật toán. Các thuật toán quan trọng nhất bạn cần lưu ý đó là Thuật toán Panda,Thuật toán Penguin, Thuật toán Pigeon, ngoài ra bạn có thể xem thêm về các thuật toán như Thuật toán Payday Loan vàthuật toán Pirate Update
Guest Blogging
Guest blogging không chết, nó vẫn đang sống và ngày càng phát triển. Là một SEOER, bạn phải làm quen với Guest blogging, và cả những rủi ro của nó. Guest blogging là bí quyết để mở rộng ảnh hưởng của website, và tiếp cận nhiều người, nhưng bạn cần thận trọng với Guest blogging.
Tiếp thị nội dung
Tiếp thị nội dung là một từ rất thông dụng, là những gì bạn phải làm để có được thành công. Tiếp thị nội dung có hàng chục biến thể và các ứng dụng. Nhưng nguyên lý chủ yếu là: Để thành công trong tiếp thị trực tuyến, một doanh nghiệp phải xuất bản các nội dung chất lượng cao. Có thể là video, infographics, Slideshares, podcast, blog…
Tiếp thị dụng dung đóng vai trò quan trọng trong SEO (hình ảnh dreamapply. com)
Trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng, bạn không cần phải trở thành chuyên gia nhưng bạn cần nhận thức được ý nghĩa của nó đối với SEO.
Nếu người dùng không thể điều hướng một website hoặc xem các văn bản trên điện thoại di động của mình, điều này sẽ mang lại trải nghiệm người dùng không tốt. Và nó sẽ tác động tiêu cực đến SEO.
Trải nghiệm người dùng là điều mà hầu hết mọi người có thể hiểu được bằng trực giác. Website này có hoạt động không? Tôi có thể nhấp chuột dễ dàng? Tôi có thể tìm thấy những gì tôi cần?
Semantic Search – Từ ngữ tìm kiếm
Từ ngữ tìm kiếm là điều mà các website đang hướng tới gần đây. Nó được sử dụng để tối ưu công cụ tìm kiếm cho các từ khóa cụ thể.
Hummingbird là thuật toán được Google đưa ra chủ yếu tác động đến ngữ nghĩa của từ khóa, nó tập trung vào ý nghĩa, mục đích sử dụng của từ khóa đó. Nó sẽ bóc tách từ khóa và trả về nội dung đúng gần nhất trên SERPs.
Social Media – Truyền thông xã hội
Nhiều người dành toàn bộ sự nghiệp của mình như các chuyên gia về truyền thông xã hội. Điều này không cần thiết với bạn. Phương tiện truyền thông xã hội cũng rất rộng lớn, nhưng bạn chỉ cần tập trung vào các nền tảng chính như Google+, Facebook, Twitter, Linkedln và Pinterest.
Kết hợp SEO với truyền thông xã hội như thế nào? Rõ ràng là có sự tương quan giữa các “tín hiệu xã hội” và xếp hạng của một website, nhưng đó không phải là yếu tố xếp hạng như các thuật toán mà ta đã biết.
Hình phạt
Nếu bạn chưa từng bị một hình phạt nào trên website mà bạn quản lý hoặc theo dõi, rất có thể bạn sẽ gặp hình phạt trong tương lai nếu bạn không làm tốt hoặc bị chơi xấu.
Hình phạt từ Google khiến website mất traffic (hình ảnh www. marnicodigital.es)Có 2 loại hình phạt của Google:
- Hình phạt từ thuật toán: website của bạn vi phạm nguyên tắc của thuật toán, và bạn bị mất xếp hạng và traffic. Và bạn cần thực hiện các cải thiện cần thiết để phục hồi từ hình phạt.
- Hình phạt tác vụ thủ công: hình phạt này được thực hiện bởi một nhân viên của Google. Nó xảy ra khi website của bạn bị xem xét và phát hiện có hành vi vi phạm (thường là “liên kết không tự nhiên”), và bị mất xếp hạng. Để phục hồi từ hình phạt này, bạn phải thực hiện khắc phục liên kết không tự nhiên, sau đó yêu cầu Google xem xét và loại bỏ hình phạt với website của bạn.
Kết luận:
Trên đây là những kiến thức cơ bản về SEO mà mỗi SEOER cần phải có, khi bạn kết hợp các kiến thức này với sự trung thực, siêng năng kết hợp với không ngừng tự đào sâu học hỏi, bạn sẽ trở thành bậc thày trong tương lai.
Theo ý kiến cá nhân của bạn thì điều gì quan trong phải có của một SEOER?